Tiếng Việt :: English
     
 
Hỏi đáp

Hợp tác Quốc tế là một điểm mạnh được nhiều người đánh giá cao trong hoạt động của Đại học Duy Tân, nhưng ngoài các chương trình tiên tiến và du học đã được nói đến nhiều, còn những hoạt động quốc tế gì khác ở Duy Tân hay không?

Ngoài các chương trình tiên tiến và chuyển tiếp du học, Đại học Duy Tân còn có nhiều hoạt động trao đổi trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác xã hội - từ thiện với các trường bạn trên thế giới. Ví dụ, sinh viên Duy Tân chỉ cần trả học phí của Đại học Duy Tân cộng thêm tiền vé máy bay và tiền ăn để sang giao lưu, học một học kỳ ở Đại học Appalachian State, thành viên của hệ thống Đại học Bang North Carolina - UNC (Mỹ). Điểm số của sinh viên ở AppState - UNC sẽ được công nhận khi về lại Duy Tân. Hay trong năm 2011, Đại học Duy Tân đã phối hợp với Đại học Seattle Pacific tổ chức cuộc thi Dự án Kinh tế Cộng đồng cho sinh viên ở nhiều trường khác nhau ở Đà Nẵng. Những sinh viên thắng giải đã được đi Mỹ thi với các đội sinh viên của Đại học Seattle Pacific, Đại học Seattle và Đại học Washington trong vùng Seattle, WA. Kinh phí đi lại và ăn ở đã do Đại học Duy Tân và Đại học Seattle Pacific đồng tài trợ. Ở chiều ngược lại, hàng chục giảng viên và sinh viên Đại học Bang Pennsylvania, Đại học Bang North Carolina, Đại học Seattle Pacific, và Bách khoa Singapore cũng đến Đà Nẵng hàng năm để cùng Duy Tân thực hiện các chiến dịch từ thiện và xã hội hay tham gia các dự án cùng nghiên cứu về Việt Nam, như xây thư viện cho Làng Hy vọng, thiết kế mô hình 3D cho các địa danh ở Đà Nẵng, đào hệ thống cống rãnh cho một số làng ở Hòa Vang, Nam Ô,...

Sinh viên tham gia các chương trình tiên tiến quốc tế của DTU được xây dựng dựa trên chương trình hợp tác với Carnegie Mellon, Penn State và Cal State có thể đi du học nước ngoài không?

Sinh viên tham gia các chương trình tiên tiến ở Duy Tân đều có thể đi Mỹ du học sau năm 1hoặc năm 2 để lấy bằng của các đại học kể trên. Tuy nhiên, do chi phí và điều kiện theo học ở 2 trường hàng đầu là Carnegie Mellon  và Penn State (PSU) vào loại đắt đỏ và khó khăn nhất Mỹ, nên Đại học Duy Tân đã xây dựng và ký kết Chương trình 2+2 với Đại học Appalachian State (xếp thứ 10 trong số các đại học vùng ở miền Nam Hoa Kỳ) và Đại học Bang California ở Fullerton (xếp thứ 33 trong số các đại học vùng ở miền Tây Hoa Kỳ). Nghĩa là 2 trường kể trên đã công nhận chương trình giáo dục đại cương và đại cương ngành trong 2 năm đầu của Đại học Duy Tân là đạt chuẩn, và sinh viên hoàn tất 2 năm học đầu tiên ở Duy Tân có thể sang học 2 năm còn lại ở 2 trường này để lấy bằng của họ.
 
Điều kiện tiên quyết cho việc chuyển tiếp sang Mỹ học là TOEFL đạt 550 (tương đương 75 IBT) hoặc IELTS 5.5. Lợi ích từ các chương trình 2+2 này là sinh viên có nguyện vọng đi du học nước ngoài sẽ tiết kiệm được đến gần 50% chi phí vì chỉ phải học 2 năm ở nước ngoài và đồng thời quy trình xét duyệt để được nhận vào các trường ở Mỹ kể trên cũng dễ dàng hơn do hợp tác đã có với Đại học Duy Tân. Đối với những sinh viên không đảm bảo điều kiện tiếng Anh kể trên thì có thể tham gia Chương trình 1+1+2 của Duy Tân với Cao đẳng Cộng đồng Lorain County, Ohio. Nghĩa là sinh viên sẽ học năm đầu ở Đại học Duy Tân, năm thứ hai ở Cao đẳng Cộng đồng Lorain County ở Bang Ohio (Mỹ), và hai năm còn lại trong các chương trình liên kết tổ chức tại Cao đẳng Cộng đồng Lorain County với Đại học Ohio, Đại học Ohio State, Đại học Toledo, Đại học Kent State, Đại học Bowling Green State, Đại học Akron, hay Đại học Youngstown. Đây đều là những đại học có uy tín hàng đầu ở Bang Ohio, và sinh viên sẽ được nhận ngay vào các trường này sau khi hoàn tất chương trình chuyên môn và tiếng Anh của Cao đẳng Cộng đồng Lorain County ở năm thứ hai hoặc hai rưỡi.

Tại sao học phí các chương trình tiên tiến của Đại học Duy Tân lại thấp như vậy, so với các chương trình quốc tế ở hai đầu đất nước?

Học phí của chương trình tiên tiến Công nghệ Phần mềm, Kỹ thuật Mạng và Hệ thống Thông tin được xây dựng bởi DTU từ chương trình huấn luyện giảng viên tại Carnegie Mellon ở Duy Tân là 18,000,000 VND / năm (hay khoảng 900 USD/năm), của chương trình Quản trị, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, và Du lịch với Penn State (PSU) là 16,000,000 VND / năm (hay khoảng 800 USD/năm), và của chương trình Xây dựng và Kiến trúc với Đại học Bang California ở Fullerton (CSU Fullerton) là 16,000,000 VND / năm (hay khoảng 800 USD/năm). Học phí này thực tế là rất ưu đãi vì Hội đồng Quản trị và Ban Giám hiệu nhà trường có chủ trương mang chương trình chất lượng cao đến một bộ phận lớn sinh viên dù Duy Tân đã phải bỏ ra hàng triệu đôla để nhận chuyển giao các chương trình trên từ các đại học hàng đầu thế giới như Carnegie Mellon, Penn State và CalState. Đồng thời, mức học phí này chỉ áp dụng ở miền Trung, Đại học Duy Tân đang có đề án xin Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép triển khai các chương trình tiên tiến có uy tín này ở Sài Gòn và Hà Nội. Mức học phí nếu triển khai ở hai đầu ít nhất sẽ từ gấp rưỡi đến gấp đôi mức học phí đã nêu.

Chương trình tiên tiến được xây dựng từ chương trình của Carnegie Mellon ở Duy Tân hơn gì những chương trình tiên tiến ở các đại học công lập?

- Về uy tín, có thể nói chương trình được xây dựng từ chương trình hợp tác với đại học Carnegie Mellon ở Duy Tân hơn tất cả các chương trình tiên tiến khác ở Việt Nam vì Carnegie Mellon là đại học số 1 của Hoa Kỳ về đào tạo Công nghệ Thông tin (đồng hạng với MIT, Stanford, và UC Berkeley, theo U.S. News 2010), và xếp thứ 20 về tổng thể trong số 400 trường tốt nhất thế giới (Times Higher Education).

- Về định hướng đào tạo, chương trình này ở Duy Tân đào tạo theo hướng thực nghiệm, với 3 ngành: Công nghệ Phần mềm, Kỹ thuật Mạng (& An ninh Mạng) và Hệ thống Thông tin Kinh tế. Hướng đào tạo của đại học Carnegie Mellon tập trung vào việc đào tạo ra các Kỹ sư Công nghệ Phần mềm, Kỹ sư Mạng, Chuyên gia Bảo mật Hệ thống, Trưởng (quản lý) Dự án Phần mềm, Giám đốc Kinh doanh Phần mềm,… toàn diện, giỏi về kỹ thuật và các kỹ năng quản lý cũng như giao tiếp để có thể tham gia ngay thị trường lao động mà không phải qua đào tạo lại. Hướng đi này khác hẳn với các chương trình Công nghệ Thông tin hay Khoa học Máy tính truyền thống ở các đại học khác ở Việt Nam, vốn chỉ nặng về yếu tố lập trình.

 

- Về đội ngũ giảng viên, hơn 45 giảng viên Duy Tân đã được huấn luyện mỗi kỳ hè trong ba, bốn năm qua ở Đại học Carnegie Mellon bởi những giáo sư đầu ngành trên thế giới về các chuyên môn Công nghệ Thông tin khác nhau.

 

- Đại học Carnegie Mellon cũng thường xuyên gởi các giáo sư đầu ngành đến làm seminar ở Duy Tân như GS. TS. Anthony Lattanze (người đã lập trình cho Mars Rover, robot đầu tiên của loài người chạy trên sao Hỏa), GS. TS. Don Marinelli (người đã cùng Randy Paush, tác giả Bài giảng Cuối cùng lập ra Trung tâm Công nghệ Giải trí - ETC ở Carnegie Mellon), GS. TS. Shawn Butler (nguyên là Trưởng An ninh Mạng của Không quân, Bộ Quốc phòng Mỹ,…),... Ngoài ra, còn có sự trực tiếp góp sức trong giảng dạy của các giảng viên khác đến từ Đại học Seattle Pacific.

 

- Về cơ hội việc làm, sinh viên tham gia chương trình tiên tiến ở Duy Tân được đảm bảo cơ hội việc làm khi tốt nghiệp, qua các hợp đồng bao tiêu ký kết giữa Duy Tân với các công ty như Logigear, Gameloft, IBM, Lạc Việt, Enclave, DTT, FSoft Đà Nẵng,… Đặc biệt, mặc dù đến tháng 06/2012 này mới có khóa tốt nghiệp đầu tiên của chương trình tiên tiến thì đến nay, hầu hết các sinh viên thuộc chương trình tiên tiến năm cuối đều đã nhận được nhiều lời mời làm việc sau khi tốt nghiệp.

Có điểm gì khác nhau trong đào tạo ngành Hệ thống Thông tin Kinh tế ở Đại học Duy Tân so với ở các đại học khác?

Ngành Hệ thống Thông tin Kinh tế hay Quản lý là một ngành học mới, là sự dung hòa giữa yếu tố Công nghệ Thông tin với Quản trị Kinh doanh/Kế toán, với nhiều triển vọng cơ hội việc làm tới đây ở Việt Nam. Đã có nhiều đại học Việt Nam tham gia đào tạo ngành học này, chủ yếu là các trường chuyên về kinh tế và quản trị. Tuy nhiên, thực tế kinh nghiệm trên thế giới cho thấy đào tạo một sinh viên quản trị/kinh tế thêm về Công nghệThông tin thường không thành công bằng đào tạo một sinh viên Công nghệ Thông tin thêm về quản trị/kinh tế, đơn giản vì các sinh viên chuyên về kinh tế thường khó có khả năng xây dựng tư duy logic kỹ thuật. Vì thế, ở Đại học Duy Tân, ngành Hệ thống Thông tin trực tiếp trực thuộc khoa Công nghệ Thông tin, với trọng tâm đào tạo nặng về Công nghệ Thông tin và tư duy kinh tế được xây dựng dần, đan xen trong các bài tập tình huống. Với thế mạnh là cơ sở đào tạo Công nghệ Thông tin hàng đầu ở miền Trung, chất lượng đào tạo ngành Hệ thống Thông tin (hay Tin học trong Quản lý/Kinh tế) của Đại học Duy Tân chắc chắn vượt trội hơn so với các đại học chỉ chuyên đào tạo về kinh tế, chưa kể Đại học Duy Tân đã mua chương trình đào tạo ngành Hệ thống Thông tin từ Đại học Carnegie Mellon, 1 trong 2 đại học đào tạo Hệ thống Thông tin tốt nhất Hoa kỳ, và tỷ lệ sinh viên Hệ thống Thông tin của trường được mời làm việc từ năm ba còn cao hơn cả tỷ lệ đó của sinh viên Công nghệ Phần mềm thuộc chương trình tiên tiến được xây dựng tại DTU dựa trên chương trình huấn luyện giảng viên DTU tại Carnegie Mellon trong năm 2011.

 
     
Đại học Carnegie Mellon
 
Đại học Duy Tân
 
Đại học Văn Lang
 
DTT Corp.
 
Đại học Cần Thơ
 
     
     

Các Giảng Viên DTU