Theo định nghĩa thì Công nghệ Phần mềm tập trung huấn luyện sinh viên biết cách tạo ra những giải pháp có chi phí phải chăng cho các bài toán thực tế bằng cách áp dụng kiến thức về công nghệ để xây dựng những hệ thống phần mềm có chất lượng. Người Kỹ sư Phần mềm học cách ra quyết định về thiết kế và triển khai giải pháp trong những giới hạn về thời gian, kiến thức, và tài nguyên (nói chung).
Nền tảng của ngành Công nghệ Phần mềm gồm 3 mảng chính. Thứ nhất là khối kiến thức toán học về cấu trúc dữ liệu, thuật toán, ngôn ngữ lập trình, mô hình tính toán, vân vân. Thứ hai là khối kiến thức công nghệ về kiến trúc, quy trình công nghệ, các chi phí và đánh đổi, các chuẩn, chất lượng và bảo trì, vân vân. Thứ ba là môi trường xã hội nơi những hoạt động công nghệ đó diễn ra, bao gồm quy trình tạo lập và phát triển nhóm, các tạo tác, chính sách, thị trường, và các tác động kinh doanh và kinh tế.
Công nghệ Phần mềm thường bị nhầm với Lập trình Máy tính. Đây là một nhầm lẫn lớn vì trách nhiệm của một Kỹ sư Phần mềm là tập trung phát triển và bảo trì phần mềm nhằm thỏa mãn các yêu cầu về kinh doanh và kỹ thuật, chứ không thỏa mãn các yêu cầu về kinh doanh và kỹ thuật, chứ không phải chỉ là nhắm vào việc tạo ra code cho dự án (phần mềm). Lập trình chỉ là một phần nhỏ của cả quy trình phần mềm. Đơn cử thì sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học Máy tính (CS) sẽ có khả năng làm những việc căn bản liên quan đến máy tính như thiết kế, lập trình và kiểm thử, nhưng sẽ không có những kiến thức theo chiều rộng và sâu như của một sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Phần mềm. Một Cử nhân Khoa học Máy tính sẽ có nhiều kiến thức hơn trong các mảng như lý thuyết tính toán, ngôn ngữ lập trình, phân tích thuật toán, toán trừu tượng và những công nghệ khác như trí tuệ nhân tạo, hệ điều hành, hay giao diện người và máy. Ngược lại, một Cử nhân Công nghệ Phần mềm (SE) phải có thể làm được những việc liên quan (trực tiếp) với kỹ nghệ như phân tích yêu cầu (của khách hàng), thiết kế kiến trúc, giao diện cho khách hàng, thiết kế hệ thống, đảm bảo chất lượng, quản lý cấu hình, và quản lý những hệ thống lớn-phức tạp đồng thời hiểu được sản phẩm và dịch vụ phần mềm có khả năng hỗ trợ công việc kinh doanh của một công ty như thế nào, cũng như làm thế nào để tích hợp việc kinh doanh và phần mềm với nhau để tạo ra giá trị lớn hơn.
Ngành kỹ thuật Mạng được xây dựng bởi DTU dựa trên chương trình hợp tác của Đại học Duy Tân với Carnegie Mellon
Kỹ thuật Mạng và An ninh Mạng là một ngành mang tính thiết yếu và có tốc độ phát triển nhanh chóng trong hiện tại. Không may là nhiều trường đại học đã không thật sự nghiêm túc trong việc đào tạo ngành học này. Lý do đầu tiên là bản chất của ngành học đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế trong xây dựng cũng như bảo trì các hệ thống mạng, hơn là chỉ dựa trên lý thuyết sách vở. Một lý do nữa là Kỹ thuật Mạng và An toàn Mạng không phải là một ngành học độc lập với các ngành học khác về IT. Sự thông suốt và an toàn của một hệ thống không phải là thứ muốn mua là có ngay, vì nếu một phần mềm trong hệ thống có lỗi kiến trúc về an toàn mạng thì sẽ khó mà dùng những phần mềm hay các thiết bị an ninh khác để bảo vệ toàn vẹn hệ thống đó được. Từ đó có thể thấy được việc giảng dạy về Kỹ thuật Mạng & An toàn Mạng cần song hành với các hiểu biết đầy đủ về Công nghệ Phần mềm.
Trên tinh thần đó, chương trình Kỹ thuật Mạng (& An ninh Mạng) theo chuẩn của đại học Carnegie Mellon trang bị cho sinh viên cả những kiến thức về quy trình và phương pháp phát triển phần mềm có đủ các tính năng về an toàn và bảo mật, bên cạnh những kỹ năng và kiến thức về vận hành và bảo trì các hệ thống lớn. Sinh viên tốt nghiệp có đầy đủ những năng lực kỹ thuật của một người kỹ sư CCNA hay CCNP cộng thêm khả năng thiết kế các hệ thống lớn và tư duy nhận định và đánh giá công kế các hệ thống lớn và tư duy nhận định và đánh giá công năng cũng như hiệu năng của các hệ thống đã có sẵn. Với sức phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao cho các chuyên gia mạng và hệ thống được đào tạo bài bản; tuy nhiên, sự thiếu hụt nhân lực lành nghề trong ngành học này đang là một thực trạng đáng báo động ở Việt Nam.
Ngành hệ thống Thông tin được xây dựng bởi DTU dựa trên chương trình hợp tác của Đại học Duy Tân với Carnegie Mellon
Một cậu sinh viên năm một có hỏi rằng: “Em thích máy tính và phần mềm nhưng mục tiêu của em là làm quản lý và hy vọng một ngày kia em có thể sẽ làm chủ một công ty phần mềm. Em không biết là nên học Công nghệ Phần mềm (Software Engineering - SE) hay Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS - Management Information Systems). Em cho rằng Công nghệ Phần mềm chuẩn bị chủ yếu cho một nghề nghiệp (thuần túy) kỹ thuật trong khi Hệ thống Thông tin Quản lý tập trung nhiều hơn cho nghề quản lý kỹ thuật. Có đúng vậy không?”
Câu trả lời là nghĩ vậy là đúng tuy nhiên trong thực tế, để thành công trong bất cứ nghề nghiệp nào, là kỹ thuật hay quản lý (kỹ thuật), thì cậu ta cũng cần có một nền tảng kiến thức kỹ thuật vững chắc. Vì thế, trong cấu trúc chương trình theo chuẩn Carnegie Mellon, có rất nhiều môn học mà sinh viên trong cả hai chương trình (SE và IS) đều phải học. Đối với một người thích nghề quản lý, Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS) là một lựa chọn tốt vì đây là một chương trình liên quan đến nhiều lĩnh vực, phát triển cả thế mạnh kỹ thuật lẫn quản lý. Chương trình này được thiết kế nhằm tập trung vào việc triển khai các giải pháp công nghệ có hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu về kinh doanh và quản lý. Sinh viên MIS học về các chủ đề mang tính kinh doanh, kỹ thuật, kinh tế, và xã hội của các hệ thống thông tin, và hiểu được các mảng kiến thức này tương tác với nhau ra sao, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thế nào. Những sinh viên tốt nghiệp từ chương trình IS là lý tưởng cho các vị trí lãnh đạo, quản trị phát triển kỹ thuật. Một trong những điểm then chốt của chương trình IS (của Carnegie Mellon) là nó thích hợp với những sinh viên có nhiều sở thích và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Chương trình này cung cấp cho sinh viên vốn kiến thức theo chiều rộng về các nguyên lý trong quản trị cũng như những kỹ năng quan trọng trong thiết kế và triển khai các hệ thống thông tin. Vì tất cả các sinh viên MIS cũng phải giỏi về Công nghệ Thông tin, nên họ cũng cùng học nhiều môn với các sinh viên Công nghệ Phần mềm và Kỹ thuật Mạng, đặc biệt là trong hai năm đầu khi sinh viên học về các ngôn ngữ lập trình, các lý thuyết Công nghệ Thông tin, và những kiến thức chung về việc phần mềm, máy tính và mạng máy tính được triển khai sử dụng như thế nào trong các tổ chức. Điều này rất khác với các chương trình Hệ thống Thông tin Kinh tế ở những trường đại học khác, với các sinh viên vốn chỉ là “hạng nhẹ” về kỹ thuật và chủ yếu tập trung vào việc học tài chính và kinh doanh. Để giỏi quản lý hệ thống thông tin, bạn phải vững về kiến thức nền tảng kỹ thuật để có thể quản lý chúng một cách có hiệu quả.